Bối cảnh Trận Yển Thành

Tháng 5 năm 1140 tức năm Thiệu Hưng thứ 10 đời Tống Cao Tông, tứ hoàng tử của Kim Thái TổHoàn Nhan Tông Bật (còn gọi là Ngột Truật) thống lĩnh quân Kim ồ ạt nam hạ, đe dọa nước Tống từ mọi phía. Quân Kim nhanh chóng chiếm Thiểm Tây, Hà Nam và đe dọa Hoài Nam. Cao Tông hốt hoảng, bất đắc dĩ phải hạ lệnh Nhạc Phi đang chịu tang mẹ ở quê đem quân chống cự. Nhạc Phi được tin, liền dẫn quân từ Ngạc Châu, Hà Bắc đến Trung Nguyên để ngăn chặn quân Kim. Tống sử, mục "Nhạc Phi liệt truyện" có chép: "Quân Kim công phá và vây hãm Củng, Bạc [lower-alpha 1] khiến tướng Lưu Kĩ phải cấp báo với triều đình yêu cầu cứu viện. Nhạc Phi phụng chỉ tiếp viện, lại sai Trương Hiến, Diêu Chính dẫn quân đi trước để đối phó với tình hình. Nhạc Phi sau đó đã điều Vương Quý, Ngưu Cao, Đổng Tiên, Dương Tái Hưng, Mạnh Bang Kiệt và Lí Bảo cùng một số người khác bảo vệ Tây Kinh và cũng như các nơi trọng điểm như Nhữ Châu, Trịnh Châu, Dĩnh Xương, Trần Châu, Tào Châu, Quang Châu và Thái Châu."

Quân Kim đánh Hoài Nam thì bất ngờ thất bại trước "Bát tự quân" do Lưu Kỹ chỉ huy ở phủ Thuận Xương, khiến Ngột Truật phải lùi về Đông Kinh (Khai Phong). Cao Tông được tin thắng trận, liền lập tức đổi ý, liền hạ lệnh Nhạc Phi rút quân về.[3] Cho rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua để phá quân Kim, Nhạc Phi vẫn tiếp tục đưa quân đến Trung Nguyên, đặt đại bản doanh ở Yển Thành để chỉ huy. Tiếp đó, Nhạc Phi sai người liên hệ với thủ lĩnh nghĩa quân ở Hà Bắc là Lương Hưng, yêu cầu lãnh đạo nghĩa quân quấy rối hậu phương quân Kim ở Hà Đông, Hà Bắc.